Gạo lứt, hay còn gọi là gạo nâu, là một loại gạo đã được lột bỏ vỏ trấu bên ngoài. Lớp cám được giữ lại do có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng thông thường. Tuy nhiên, việc coi gạo lứt như một “siêu thực phẩm” với những tác dụng như chữa bệnh ung thư, tiểu đường. Ăn gạo lứt còn có thể giúp làm đẹp da là một quan điểm có thể bị hiểu lầm. Hãy cùng với Kaori tìm hiểu những lợi ích và tác dụng phụ của gạo lứt nhé
Tác dụng của gạo lứt khi ăn đúng cách
Chống oxy hóa: Gạo lứt có chứa một số chất chống oxy hóa như Mangan và Selen. Nhưng việc nó có thể giúp chữa bệnh ung thư hay không vẫn đang được nghiên cứu. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa tổng thể từ nhiều nguồn thực phẩm. Vì quan trọng trong việc duy trì sức khỏe chung.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong gạo lứt có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và duy trì sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong ruột. Tuy nhiên, việc cải thiện hệ tiêu hóa không đồng nghĩa với việc gạo lứt có thể chữa trị các vấn đề sức khỏe như tiểu đường.
Giảm cân: Gạo lứt có thể được xem là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân bởi vì nó giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp hơn gạo trắng. Điều này giúp duy trì cảm giác no lâu hơn và kiểm soát mức đường trong máu. Tuy nhiên, việc giảm cân cần phải kết hợp với việc duy trì một lối sống tích cực, tập luyện thể dục đều đặn và theo dõi calo hàng ngày.
Giảm đường huyết: Chất xơ trong gạo lứt giúp giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu sau khi ăn. Làm giảm đáng kể sự tăng đường huyết sau bữa ăn. Điều này hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giúp ngăn ngừa cao huyết áp.
Nhuận tràng và phòng chống táo bón: Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ăn gạo lứt làm giảm nguy cơ táo bón, cải thiện khỏe ruột.
Lưu ý cần tránh khi sử dụng gạo lứt
Gạo lứt có chứa một lượng nhỏ Asen. Với người bình thường có thể sử dụng điều độ. Tuy nhiên phụ nữ có thai nên tránh để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Cùng với đó, người có tiểu sử bệnh tim, cũng nên tránh loại thực phẩm này. Trẻ em gầy gò, suy dinh dưỡng cũng nên hạn chế ăn gạo lứt. Vì hàm lượng chất xơ cao trong gạo lứt có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Dù gạo lứt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Việc ăn gạo lứt vẫn phải kết hợp với một chế độ ăn uống tổng thể lành mạnh. Điều chỉnh chất lượng và số lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch ăn uống phù hợp và an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Để tránh các tác dụng phụ của gạo lứt nên nấu chín kỹ và nhai lâu để dễ tiêu hóa hơn.
Tác dụng của gạo lứt không thể phủ nhận nhưng cũng không nên thay thế hoàn toàn gạo trắng bằng gạo lứt. Vì khi ăn gạo lứt cần nấu chín kỹ, ăn lâu, nhai kỹ. Gạo lứt thực sự chứa hàm lượng chất xơ và vitamin nhóm B cao hơn gạo trắng. Điều này làm cho nó trở nên hữu ích trong việc duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn nhiều chất xơ hơn không gây khó tiêu nếu người dùng nhai kỹ và nấu nướng đúng cách. Nhưng nếu ăn quá nhiều chất xơ mà không nhai kỹ hay không nấu chín. Có thể gây khó tiêu và khó chịu trong hệ tiêu hóa.