Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt, chỉ được bỏ lớp vỏ trấu nên nó vẫn giữ nguyên tất cả các thành phần của hạt gạo, bao gồm lớp cám xơ, mầm dinh dưỡng và nội nhũ giàu carbohydrates. Trong khi đó, gạo trắng là loại ngũ cốc tinh chế đã qua quá trình lọc và loại bỏ cám và mầm, những thành phần giàu dinh dưỡng nhất của hạt gạo. Cơm gạo lứt được coi là tốt hơn cho sức khỏe vì nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chất xơ trong cám gạo lứt giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Ăn gạo lứt có tác dụng gì?
Cơm gạo lứt giàu chất xơ hơn gạo trắng, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Vì cơm gạo lứt giàu chất xơ và thấp chỉ số glicemic. Nó có thể làm bạn cảm thấy no lâu hơn và giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn. Lượng calo nạp vào được giảm lại với cùng khối lượng ăn hỗ trợ quá trình giảm cân.
Gạo lứt chứa nhiều vitamin B, khoáng chất như magiê, sắt, và mangan. Nhờ vậy, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Nghiên cứu năm 2006, được đăng trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, cung cấp thông tin về lượng đường được đong đếm trong gạo lứt thực tế thấp hơn đến 23,7% so với gạo trắng. Bên cạnh đó, gạo lứt cũng chứa nhiều hợp chất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Như axit phytic, chất xơ, polyphenol và dầu so với gạo trắng. Điều này có lợi cho người mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ tiểu đường.
Cơm gạo lứt chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn. Vì thế nó giúp giảm nguy cơ bị viêm nhiễm và bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Y tế Dự phòng Quốc tế năm 2014, đã được chứng minh rằng việc ăn gạo lứt đều đặn có thể giúp hạn chế các dấu hiệu viêm nhiễm và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành trên lâm sàng đối với những phụ nữ thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Ai không nên ăn cơm gạo lứt?
Tuy có rất nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng ăn được cơm gạo lứt. Cơm gạo lứt có chứa chất xơ cao, điều này có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu đối với những người có bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt những người có vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu hoặc dạ dày nhạy cảm. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Cơm gạo lứt chứa phytate, một chất có thể ảnh hưởng đến hấp thụ canxi và sắt. Những người có nhu cầu cao về canxi hoặc sắt, như phụ nữ mang thai hoặc người thiếu máu. Có thể cần xem xét các nguồn thực phẩm khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Cơm gạo lứt chứa một lượng chất béo không bão hòa cao. Điều này có thể không tốt cho người mắc bệnh gan. Trong một số trường hợp, như người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm đối với thành phần của gạo lứt, việc tiếp tục tiêu thụ có thể gây phản ứng không mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có khả năng miễn dịch kém. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ gạo lứt.
Trẻ nhỏ hoặc người lao động nặng có nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng khác nhau. Việc tiêu thụ cơm gạo lứt có thể không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của họ. Cần xem xét các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.