Ăn gạo lứt đúng cách để có tác dụng tốt nhất

Gạo lứt được ví như bởi vì nó giữ lại lớp vỏ cám và phôi. Vì vậy nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn gạo lứt đúng cách như thế nào? Hãy tìm hiểu những công dụng và cách để tối ưu tất cả các công dụng này và hạn chế các tác dụng phụ ngay sau đây.

Tác dụng của bất ngờ khi ăn gạo lứt đúng cách

Gạo lứt chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và vitamin E. Cũng chứa nhiều nguyên tố khoáng như magiê, kali, mangan, selen và kẽm. Lượng chất xơ lớn hỗ trợ tiêu hóa và ggiamr lượng calo nạp vào cơ thể. Lớp cùi của gạo lứt chứa hơn 120 chất kháng oxy hóa. Những chất này có thể được xem như những người lính bảo vệ tế bào. Chúng “đứng ra giữ gìn” khi tế bào bị tấn công bởi gốc tự do. Những chất kháng oxy hóa mạnh như CoQ10, acid alpha-lipoic, proanthocyanidin oligomic, SOD, tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene trong lớp cùi của gạo lứt đã giúp cơ thể chống lại và giảm nguy cơ mắc bệnh như béo phì và tăng huyết áp.

Ăn gạo lứt đúng cách
Ăn gạo lứt đúng cách

Chuyên gia sức khỏe khuyến khích trong khẩu phần nên thay 30% lượng cơm trắng bằng cơm lứt sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng 17%. Nghiên cứu từ Viện ung thư Hoa Kỳ (AICR) và Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã chỉ ra rằng ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt giúp giảm nguy cơ đại trực tràng ung thư. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt càng giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các chất khoáng, chất xơ và chất béo trong gạo lứt đảm bảo quá trình chuyển hóa tốt. Hỗ trợ đường tiêu hóa, tim mạch và phòng chống béo phì. Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Ăn gạo lứt đúng cách như thế nào?

Ăn gạo lứt đúng cách từ 2-3 lần/tuần. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc ăn nhiều gạo lứt có thể gây ảnh hưởng không tốt. Lượng calo và chất béo từ gạo lứt có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn hoặc gây khó tiêu. Việc ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần, như một loại thực phẩm chức năng. Giúp bạn cân nhắc việc sử dụng gạo lứt một cách hợp lý và đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều.

Phối hợp với các loại thực phẩm khác. Để cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo không thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng, việc phối hợp gạo lứt với các loại thực phẩm khác là cần thiết. Đa dạng hóa chế độ ăn giúp bạn đảm bảo rằng bạn không chỉ nhận được lợi ích từ gạo lứt mà còn từ các nguồn thực phẩm khác.

Hãy nhai kỹ khi ăn. Do gạo lứt có lớp nguyên cám khó tiêu hơn so với gạo trắng thông thường. Việc nhai kỹ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Enzym có trong nước miếng sẽ giúp phân giải một phần cơm. Do đó tăng tốc quá trình tiêu hóa và giảm khả năng đầy bụng và khó tiêu. Hành động nhai cẩn thận cùng với việc cảm nhận vị ngọt của cơm trong miệng, khoảng 100 lần, có thể giúp bạn hưởng thụ món ăn một cách tốt nhất và tiêu hóa tốt.

Những ai không nên sử dụng gạo lứt?

Trẻ em, người cao tuổi: Những người này thường cần ít ít năng lượng hơn so với người lớn. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và tinh bột, có thể làm tăng lượng calo và chất béo cần thiết, có thể gây tăng cân không mong muốn. Chất xơ trong gạo lứt nguyên cám có thể gây khó tiêu nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Thể trạng yếu, gầy gò: Gạo lứt, mặc dù giàu dinh dưỡng, có thể không phải là lựa chọn tốt nếu bạn cần tăng cân hoặc tăng cơ. Những người cần tăng cân thường cần thêm calo và protein hơn từ thức ăn khác.

Phụ nữ mang thai: Mang thai đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận về dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, phụ nữ cần nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ thai nhi và sự phát triển của em bé. Việc hạn chế calo có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0933675393
Chat Zalo
Gọi điện ngay